Thứ Tư, 7 tháng 11, 2007

Vitamin C

VitaminC
Định nghĩa:
Sinh tố C (Acid Ascorbic) rất thường được đề cập qua các phương tiện truyền thông y học. Trong cổ thư y học, vào thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, người ta đã tìm được tài liệu mô tả bệnh chứng tương tự trường hợp thiếu sinh tố C trên thủy thủ sau nhiều chuyến ra khơi. Dù vậy, cho đến thế kỷ 17 các nhà y học mới bắt đầu lần ra manh mối của vấn đề. Từ đó người ta hiểu rõ hơn về vai trò dự phòng và điều trị của rau trái tươi. Tuy vậy phải hơn 300 năm sau, vào đầu thập niên 30 của thế kỷ 20, người ta mới xác định được cấu trúc hóa học của sinh tố C.
Trong hai thập niên gần đây, sinh tố C đã được đề cao như dược phẩm có giá trị trong quy trình phòng chống ung thư thông qua cơ chế vô hiệu hóa độc chất sinh ung thư. Trên khía cạnh phòng bệnh, sinh tố C có tác dụng cộng hưởng với sinh tố E và tiền sinh tố A để ngăn ngừa ung thư vòm miệng, thanh quản, dạ dày, tụy tạng, trực tràng và cổ tử cung. Sinh tố C đặc biệt còn có ảnh hưởng ngăn ngừa chứng mắt cườm. Nhiều nhà điều trị hiện đang đề xướng phương pháp áp dụng sinh tố C với liều cực cao trong liệu trình điều trị và phòng ngừa ung thư. Bên cạnh chức năng kháng độc, sinh tố C còn có nhiều khả năng hữu ích như:
• Sinh tố C là thành phần cần thiết cho quy trình kiến tạo mô liên kết. Thiếu sinh tố C thì vết thương, vết loét khó lành.
• Sinh tố C cải thiện tình trạng chuyển hóa chất sắt bằng cách đẩy mạnh quy trình hấp thu chất sắt qua đường tiêu hóa cũng như dự trữ chất sắt trong gan, lá lách và tủy xương. Thiếu sinh tố C thì chức năng tạo hồng huyết cầu bị đình trệ.
• Sinh tố C hưng phấn hoạt tính của bạch huyết cầu và gia tăng sự thành lập kháng thể. Thiếu sinh tố C thì cơ thể dễ bị bội nhiễm. Kết quả nhiều công trình nghiên cứu cho thấy sinh tố C ở liều cao, khoảng 500mg mỗi ngày, có khả năng thu ngắn thời gian nhiễm cúm.
• Sinh tố C cần thiết cho hoạt động của tuyến thượng thận để bài tiết kích tố chống tình trạng căng thẳng thần kinh (stress). Thiếu sinh tố C thì tuyến thượng thận không thể hoạt động tối đa. Cơ thể người không đủ sinh tố C vì thế khó chịu đựng lâu dài tình trạng căng thẳng. Điều đó cũng có nghĩa là ở người thường xuyên bị căng thẳng thần kinh phải được kịp thời cung ứng đầy đủ sinh tố C.
• Sinh tố C yểm trợ chức năng giải độc của gan. Sinh tố C hưng phấn quy trình đào thải các kim loại nặng như chì. Thiếu sinh tố C thì cơ thể dễ bị dị ứng với thuốc men, thực phẩm, hóa chất. Thêm vào đó, cơ thể người không có đủ sinh tố C thường có khuynh hướng bị tăng chất béo cholesterol.
Triệu chứng khiếm khuyết sinh tố C:
Triệu chứng khiếm khuyết sinh tố C tiến hành tuần tự qua 3 giai đoạn, mau hay chậm tùy theo mức độ thiếu hụt, trước khi bị bệnh Scorbut do thiếu sinh tố C thực sự hội đủ điều kiện thành hình: • Giai đoạn 1: mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, buồn ngủ, đau nhức cơ khớp. • Giai đoạn 2: chảy máu nướu răng, dưới da, da niêm. • Giai đoạn 3: biến dạng xương khớp, vết thương không lành, hư răng, bội nhiễm.
Hàm lượng của sinh tố C
Trái cây tươi là nguồn cung ứng chủ yếu sinh tố C, đặc biệt là dâu, chanh, bưởi, ổi, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu. Một loại trái cây quen thuộc ở Úc châu nên được nông gia Việt Nam lưu ý hội nhập là trái kiwi, vì đó là nguồn cung cấp dồi dào sinh tố C. Thành phần rau cải có nhiều sinh tố C là ớt bị, cải broccoli, bắp cải, cà chua. Trong đa số trường hợp, chế độ dinh dưỡng với rau trái tươi đủ đảm bảo hàm lượng sinh tố C cho cơ thể. Bảng dưới đây cho thấy tỷ lệ hàm lượng của sinh tố C trong các loại rau trái khác nhau, qua đó quan niệm ăn cam mới có sinh tố C không còn đứng vững, vì trên cùng trọng lượng thì ớt bị có hàm lượng sinh tố C cao gần gấp 3 lần lượng sinh tố C trong trái cam.
Trọng lượng
Thực phẩm
Lượng sinh tố C
100g100g100g100g100g100g100g100g100g100g100g100g100g100g100g
Bắp cảiCải broccoliỚt bịCamBưởiDâu tâyXoàiỔiĐu đủDưa hấuKhoai tâyMăng tâyCà chuaNgòKiwi
45mg110mg140mg50mg60mg60mg50mg90mg120mg60mg40mg50mg80mg150mg100mg

Độc giả cần lưu ý một điểm quan trọng: lượng sinh tố C được cơ thể hấp thu và dự trữ không tỷ lệ thuận với hàm lượng sinh tố trong thực phẩm, thậm chí còn giảm thiểu khi lượng sinh tố C trong thực phẩm quá cao. Nói một cách cụ thể, người vì hết lòng với sinh tố C nếu có thể ăn liền một lúc nửa chục cam sành thì phần lớn sinh tố C sẽ bị đào thải một cách hoang phí trong nước tiểu. Trong trường hợp này, dù tốn tiền, lượng sinh tố C hữu ích cho cơ thể vẫn thấp hơn ở người khôn khéo chỉ ăn một trái cam thôi, nhưng đều đặn sau mỗi bữa ăn.
Nhu cầu về liều lượng sinh tố C không có chỉ tiêu cố định.
• Lượng sinh tố C tối thiểu cần thiết cho cơ thể để ngăn ngừa bệnh Scorbut chỉ là 10mg mỗi ngày. • Nhu cầu về sinh tố C trung bình cho người không phải làm việc nặng là 75mg/ngày. • Thai sản phụ có nhu cầu sinh tố C cao hơn, khoảng 100-130mg mỗi ngày. • Bệnh nhân có nhu cầu chống bội nhiễm, dự phòng ung thư, kháng dị ứng sẽ cần tối thiểu 150mg sinh tố C mỗi ngày. • Người nghiện thuốc lá, vận động viên, bệnh nhân trong giai đoạn hồi phục, công nhân lao động nặng nên được tiếp tế mỗi ngày với 200mg sinh tố C.
Sinh tố C là nguồn dược liệu thiên nhiên cần thiết cho quy trình phục hồi và phòng bệnh xủa cơ thể. Chỉ cần bảo vệ kho dự trữ sinh tố C bằng cách tiếp tế đều đặn sinh tố C cho cơ thể, con người có thể ngăn chặn nhiều bệnh chứng trầm trong qua phương tiện đơn giản với thực phẩm rau trái.